Bạn cần chuẩn bị gì trước khi viết bài quảng cáo cho doanh nghiệp?
Cũng giống như việc xây nhà thôi, nếu bạn muốn xây một ngôi nhà thì bạn cần rất nhiều nguyên vật liệu để tạo dựng nên nó.
Xác định mục đích viết bài
Cần xác định mục đích trước khi viết bài
Công ty bạn đang viết bài nhằm mục đích gì? Trả lời được câu hỏi này là điều quan trọng để bạn có thể hướng đến một nội dung hữu ích với người đọc. Thường thì có 4 mục đích mà các doanh nghiệp thường hướng tới hiện nay đó là:
Tùy vào mỗi mục đích khác nhau sẽ có cách viết và dạng viết bài khách nhau. Cũng như tiêu đề mình đã đề cập, thu hút khách hàng tiềm năng là bước căn bản cũng là mở đầu cho viết bài quảng cáo.
Về cách viết bài quảng cáo facebook, google, tăng nhận diện thương hiệu và xử lý khủng hoảng mình sẽ hướng dẫn sau. Giờ chúng ta sang bước kế tiếp:
Xác định chủ thể cần viết
Nếu bạn muốn viết về “bất động sản”, “Nội thất”, “Sim số đẹp”… Thì bạn cần xác định chính xác những thông tin về chủ thể mình muốn viết và các thông tin xoay quanh.
Bạn muốn viết về một người đã dùng sản phẩm của mình, bạn cũng cần đề cập thông tin họ dùng sản phẩm trong bao lâu, hiệu quả ra sao.. Để có thể thuyết phục được người đọc.
Tìm hiểu thông tin về các bài quảng cáo hiện có
Các cụ đã nói rồi “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bạn cần xem những mẫu bài quảng cáo hiện có:
-
Liệu mình có nên viết giống họ?
-
Tất cả có bao nhiêu bài liên quan?
-
Họ đang đề cập đến nội dung gì?
-
Nội dung nào họ có mà mình không có?
-
Khách hàng phả hồi ra sao về các bài quảng cáo đó?
Như vậy các thông tin bạn cần nắm bắt được để có thể tìm một chỗ chưa ai viết hoặc có đề cập tới nhưng không đủ hấp dẫn, chi tiết để thu hút người đọc.
Xác định đối tượng nhận thông tin
Khi xác định được đối tượng nhận thông tin bạn mới có thể lựa chọn được đúng kiểu nội dung truyền tải.
Bạn đang nhắm đến nhóm đối tượng nào?
Từ đó bạn có thể tìm được cách tiếp cận phù hợp nhất.
Lựa chọn thông điệp truyền tải
Thông điệp truyền tải này rất quan trọng, không giống như các bài viết thông thường. Các bài viết quảng cáo truyền thông cần mang thông điệp muốn truyền tải tới mọi người.
Viết bài quảng cáo
Giai đoạn này sẽ chiếm đến 30% thời gian của bạn. Khi bạn có đầy đủ thông tin rồi thì viết cũng khá nhanh và đơn giản thôi.
Bắt tay vào viết bài thôi!
Lựa chọn dạng nội dung
Từ các bước phía trước bạn cần xác định được đối tượng nhận tin. Bây giờ bạn cần lựa chọn chính xác nội dung để có cách tiếp cận hoàn hảo nhất.
Có 6 kiểu nội dung thường được mọi người sử dụng trong bài quảng cáo của mình:
Dạng kể chuyện
Đây là dạng được áp dụng nhiều nhất, rất cuốn hút và lôi cuốn.
“Mình nhớ có một bài bên trang eva, kể về một cô gái đã có chống nhưng gia đình không hạnh phúc nên lý hôn. Sau một hồi trôi dạt bến bờ hạnh phúc lại đến với cô nhờ chiếc vòng tay kỳ diệu”.
Thật khéo léo khi lồng ghép “chiếc vòng tay may mắn” vào câu chuyện mà thu hút được rất nhiều sự chú ý đến chiếc vòng này.
Để câu chuyện thu hút bạn cần sử dụng một câu chuyện có thật, thường xảy ra trong cuộc sống mà mọi người đều có thể gặp phải. Tạo ra một cái kết thật ấn tượng, hấp dẫn và gây tò mò cho người đọc.
Dạng review sản phẩm
Bạn có thể mời một người đã sử dụng dịch vụ đánh giá về các sản phẩm hiện có trên thị trường. Ngoài ra có thể phỏng vấn người đã từng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn nữa.
Dạng nội dung review sản phẩm, đánh giá khách quan
Đặt vấn đề đưa giải pháp
Bạn trực tiếp đưa ra vấn đề mà khách hàng đang gặp phải sau đó đưa ra giải pháp hữu ích mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Như vậy sẽ rất có ích cho người sử dụng, vừa lấy được lòng tin từ khách hàng vừa có thể quảng bá thương hiệu.
Sử dụng trend
Trend là một cách rất tốt để truyền thông và quảng cáo. Mới đây rất nhiều người sử dụng trend về bóng đã việt nam đã rất thành công.
Bảng xếp hạng
Giống như một người trung lập, đánh giá khách quan tạo bảng xếp hạng sản phẩm dịch vụ. Như vậy có thể quảng cáo tương đối hiệu quả nếu khách hàng thấy bạn có vị trí khá cao trên bảng xếp hạng.
Dùng bảng xếp hạng giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về vị trí của bạn trên thị trường
Công thức viết bài quảng cáo
Chỉ cần lựa một vòng quanh google là bạn có thể thấy rất nhiều công thức viết bài quảng cáo. Khác biệt với bài bán hàng, bài quảng cáo truyền thông phần kêu gọi hành động sẽ nhẹ nhàng hơn.
Trong GAD mọi người thường sử dụng 2 công thức đơn giản đó là:
Công thức PAS
Ảnh minh họa cho công thức PAS giúp người đọc dễ nhớ hơn
-
Problem: Bạn phải trình bày VẤN ĐỀ mà người tiêu dùng đang gặp phải.
-
Agitate: TRIỂN KHAI vấn đề và KHUẤY ĐỘNG tâm trí người đọc, DIỄN GIẢI cho họ biết vấn đề đó đang khiến cho cuộc sống của họ trở nên bất tiện hoặc khó khăn như thế nào.
-
Solve: Hoàn thành bài viết PR bằng cách đưa ra GIẢI PHÁP cho vấn đề đau đầu của người tiêu dùng, khéo léo lồng ghép lợi ích sản phẩm vào đó, và đừng quên những thông tin quan trọng khác của một kết bài PR như thông tin của doanh nghiệp bạn, triết lý, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
Công thức 3S
Ảnh minh họa dễ nhớ cho công thức 3S
1. STAR (Ngôi sao):
Đây chính là nhân vật chính, người anh hùng, là trọng tâm câu chuyện của bạn. Nhân vật này có thể chính là độc giả, một người tiêu dùng mà bạn muốn đánh động mối quan tâm. Nhân vật chính cũng có thể là công ty của bạn, thậm chí là sản phẩm của bạn, để từ đó bạn kể nên câu chuyện thăng trầm về quá trình làm ra sản phẩm nhằm chia sẻ những giá trị tốt nhất cho khách hàng chẳng hạn.
2. STORY (Câu chuyện):
Miêu tả những vấn đề mà Ngôi sao – tức nhân vật chính – phải đối mặt, những thăng trầm, niềm vui cũng như khó khăn thử thách mà Ngôi sao phải trải qua, từ đó rút ra những gì mà Ngôi sao cần hoặc phải làm để thay đổi hoàn cảnh hiện tại hoặc để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. SOLUTION (Giải pháp):
Tiết lộ giải pháp hoặc hành động mà Ngôi sao cần làm để thoát khỏi tình cảnh khó khăn hoặc để gặt hái thành công vá hạnh phúc, dựa trên diễn biến câu chuyện mà bạn đã xây dựng.